Chùa Hoằng Phúc 700 năm tuổi tại Quảng Bình

Chùa Hoằng Phúc nằm cách trung tâm huyện Lệ Thủy 4 km. Chùa cách trung tâm thành phố Đồng Hới 45km theo hướng Tây nam. Nếu có dịp đến du lịch Quảng Bình bạn đừng quên ghé thăm chùa Hoằng Phúc, một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Trung. Chùa Hoằng Phúc còn được biết đến với tên gọi khác là chùa Kính Thiên, chùa Quan. Chùa nằm trên xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Chùa được phục dựng và đưa vào hoạt động từ năm 2015 đến nay.

Năm 1301 chùa có tên là Am Tri Kiến. Năm 1716 chúa Nguyễn Phúc Chu đặt tên chùa là Kính Thiên Tự. Năm 1821 vua Minh Mạng ghé thăm và cho đổi tên chùa thành Chùa Hoằng Phúc.

Chùa Hoằng Phúc ngôi chùa 700 năm tuổi
Chùa Hoằng Phúc ngôi chùa 700 năm tuổi

Vài nét về di tích lịch sử 700 năm tuổi

Các hiện vật còn được lưu giữ trong chùa

Trải qua hàng trăm năm, chứng kiến biết bao sự chuyển mình của mỗi thời kì. Ngôi chùa cũng không nằm ngoài quy luật thay đổi nhất định. Tuy nhiên, đến nay một số hiện vật của chùa vẫn được lưu giữ như: chuông đồng có khối lượng 80 kg được đúc từ thời vua Minh Mạng, cao 1,1 m, đường kính 0,5 m có tai treo chạm nổi hai con rồng miệng ngậm ngọc cùng nhiều hoa văn tinh xảo; tượng Phật Bà Quán Thế Âm Bồ Tát, Địa tạng Vương Bồ Tát, tòa sen, lư hương, bình hoa…

Năm 2014 trong khi thi công phục dựng người dân đã phát hiện ba pho tượng cao 50-70 cm nặng khoảng 40 kg dưới gốc cây si, cách gian nhà thờ chính của chùa gần 10 m. Hình dáng các pho tượng mô phỏng những văn nhân, quan lại, trong trang phục áo dài, đội mũ ở tư thế ngồi thiền theo kiểu nho sĩ. Một số người cao tuổi kể  rằng,  những pho tượng này do chính quyền địa phương cùng người dân đem chôn lấp vào năm 1985, sau trận bão lớn. Các thế hệ sau này, vẫn tiếp tục cho xây dựng, tu sửa, để có được kiến trúc nguy nga như ngày nay.

Các xếp hạng của chùa Hoằng Phúc

Chùa Hoằng Phúc là di sản của một trung tâm văn hóa tâm linh Phật giáo của Đại Việt. Được cộng đồng dân cư mang theo trong quá trình di dân mở cõi phương Nam thời Lý – Trần, góp phần giữ gìn bản sắc Đại Việt khi đến vùng đất mới, để an cư lạc nghiệp.

Năm 2010, chùa Hoằng Phúc được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình xếp hạng là di tích lịch sử cấp tỉnh.

Tháng 12/2015 chùa được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia

Cận cảnh chùa
Cận cảnh chùa

Kiến trúc và không gian bên trong của nhà chùa

Nhìn từ xa là cổng Tam quan ngoại. Tam quan nội của chùa Hoằng Phúc nằm sau cây cầu bắc qua hồ nước. Nếu đi từ tòa Tam bảo sẽ thấy Tam quan nội nằm ngay đằng sau. Không gian trong tòa Tam Bảo với gian thờ Phật được đặt tại vị trí trung tâm. Nhà thờ Tổ nằm sau tòa Tam Bảo.

Gốc đa di tích còn sót lại sau bao thăng trầm lịch sử
Gốc đa di tích còn sót lại sau bao thăng trầm lịch sử

Tam bảo và nhà thờ Tổ được kết nối bằng tả hữu, hành lang đặt hàng tượng La Hán. Hai tòa tháp Phật 9 tầng nằm hai bên sân trước Tam bảo. Đài thờ Quán Thế Âm Bồ Tát nằm ở hồ nước phía trái Tam bảo khi đi từ tam quan nội vào. Trong sân chùa, chiếc giếng cổ nằm im lìm, yên bình như chính không gian nơi đây. Chùa vẫn giữ được nét trầm mặc, cổ kính với những bức tường rêu phong xưa cũ.

Tới đây các bạn hãy lưu tâm tới bức hoành phi nổi tiếng mà chúa Nguyễn Phúc đã tặng với dòng chữ “vô song phúc địa”, nghĩa là vùng đất phúc thiêng có một không hai.

Năm 2016 chùa Hoàng Phúc được Giáo hội Phật giáo Myanmar trao tặng là một viên xá lợi xương của Phật tổ Thích Ca Mâu Ni được rước từ chùa Shwendagon Chùa Vàng, thành phố Yangon – ngôi chùa lớn và thiêng liêng nhất Myanmar.

Đến với chùa Hoàng Phúc theo tín ngưỡng của các phật tử thì đây là một trong mười ngôi chùa nổi tiếng tại Việt Nam. Ngôi chùa được đánh giá ngang tầm với các chùa trong quần thể danh thắng Yên Tử; Chùa Hương; Chùa Bái Đính; Chùa Bà Tây Ninh; Chùa Linh Ứng Bãi Bụt Đà Nẵng; chùa Thiên Mụ Huế; Chùa Một Cột Hà Nội; Chùa Vĩnh Nghiêm – Hồ Chí Minh; Chùa Bà Thiên Hậu- Hồ Chí Minh.

Không chỉ là địa điểm sinh hoạt tâm linh chùa Hoằng Phúc còn là nơi nuôi dưỡng cán bộ trong thời chiến

Thời chiến chùa Hoằng Phúc là nơi nuôi dưỡng, che giấu cán bộ cách mạng, cất giấu vũ khí. Thời bình, chùa trở thành địa điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh, phục vụ đời sống tín ngưỡng cho người dân và nhu cầu tham quan, hành hương lễ Phật của các du khách tới thăm Quảng Bình.

Chùa cổ được phục dựng lại ngày nay
Chùa cổ được phục dựng lại ngày nay

Chùa Hoằng Phúc mệnh danh là di sản văn hóa tâm linh Phật giáo của nước ta, được người Việt lưu giữ trong suốt quá trình di dân mở cõi phương Nam thời Lý – Trần,  tạo nên một bản sắc riêng của Đại Việt xa xưa.

Địa điểm Du lịch hấp dẫn Nam Quảng Bình

Đến với chùa Hoằng Phúc, bạn không chỉ được vãn cảnh chùa cổ, dâng hương cầu an mà còn có thể khám phá, tìm hiểu thêm về một thời lịch sử hào hùng của dân tộc. Đây còn là địa chỉ mà bạn đến cầu an cho gia đình và người thân. Hàng năm, chùa đón một lượng lớn khách du lịch đến tham quan. Điểm du lịch Chùa Hoằng phúc là điểm du lịch mà bạn nên đến khi đi du lịch Quảng Bình.

Cùng với các địa danh du lịch khám phá tại Quảng Bình như Động Phong Nha, Động Thiên Đường. Cùng các địa danh du lịch khác phía Nam Quảng Bình sẽ tạo ra chuỗi giá trị cho du khách khi đến Quảng Bình.

Nếu bạn cần thêm thông tin về du lịch Quảng Bình liên hệ Netin Travel

Netin Travel

Leave a Reply

Proceed Booking